Collagen có khá nhiều tác dụng cho cơ thể đồng thời cũng là dưỡng chất. Bổ sung collagen khá an toàn và ít gây ra những tác dụng phụ. Tuy nhiên huyết áp cao có uống được collagen không và trường hợp nào cần tránh sử dụng collagen? 1. Collagen và các công dụng Collagen […]
Collagen có khá nhiều tác dụng cho cơ thể đồng thời cũng là dưỡng chất. Bổ sung collagen khá an toàn và ít gây ra những tác dụng phụ. Tuy nhiên huyết áp cao có uống được collagen không và trường hợp nào cần tránh sử dụng collagen?
1. Collagen và các công dụng
Collagen được biết đến như một loại protein chiếm 70% cấu trúc da và được phân bổ trong cơ thể chủ yếu ở lớp hạ bì của da. Collagen có vai trò quan trọng với sức khỏe, đặc biệt với làn da, mạch máu, xương khớp, mắt… Trong thành phần của collagen còn khác nhiều acid amin có lợi cho sự phát triển cũng như duy trì cơ bắp.
Collagen còn tác dụng kết nối các tế bào trong cơ thể, kích thích quá trình trao đổi chất tạo độ đàn hồi của da. Khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu suy giảm về chất lượng và số lượng collagen sẽ dẫn đến tình trạng lão hóa. Điều này được thể hiện khá rõ ở trên làn da.
Nhóm tác dụng của collagen với cơ thể bao gồm:
- Đối với mạch máu collagen giúp sản sinh mạch máu giúp phòng xơ cứng động mạch và cao huyết áp. Collagen có hiệu quả khá tốt với những trường hợp xơ cứng động mạch não, nhồi máu cơ tim.
- Đối với xương thì bên cạnh canxi, collagen chiếm tỷ lệ 80% trong thành phần cấu tạo của xương. Nếu canxi được xem như xi măng của kết cấu trong ngôi nhà thì collagen được xem như sợi sắt. Khi tuổi tác tăng dần collagen cũng bị suy yếu và lão hóa từ đó làm giảm tính đàn hồi cũng như dẻo dai của bộ xương. Vì vậy, bổ sung collagen có vai trò quan trọng giúp xương chắc khỏe và phòng được các bệnh về xương.
- Đối với sụn thì collagen chiếm 50% trong cơ cấu thành phần. Thiếu collagen sẽ làm ma sát giữa các khớp xương lớn hơn gây biến dạng xương và sụn. Hơn nữa, collagen còn giúp phòng chống các bệnh đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm,…
- Đối với tóc và móng tay thì collagen cung cấp dưỡng chất hỗ trợ hoạt động cho các chất sừng trong tóc và móng tay, chân… Khi bổ sung collagen có thể giúp hạn chế hiện tượng rụng tóc, móng chân và tay được chắc khỏe.
- Collagen cũng tồn tại trong nội tạng cơ thể và có tác dụng giúp cho bộ phận này luôn được khỏe mạnh. Bổ sung collagen có thể hỗ trợ và hạn chế các bệnh về tim mạch, gan, phổi…
- Trong kiểm soát cân nặng collagen chính là protein quan trọng giúp ngăn ngừa tình trạng tăng cân, đồng thời rút ngắn thời gian phục hồi sau nỗ lực vận động hoặc luyện tập quá sức.
2. Người bị bệnh cao huyết áp uống collagen được không?
Nhiều người bệnh khi cao huyết áp thì lo ngại về việc sử dụng và bổ sung collagen vào cơ thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về sức khỏe thì người cao huyết áp có thể uống collagen mà không lo ngại gì về huyết áp. Khi lựa chọn loại collagen thì cần kiểm tra lâm sàng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng.
Uống collagen có an toàn cho người cao huyết áp còn dựa vào việc lựa chọn loại collagen đạt chuẩn cũng như sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.
Cách uống collagen để mang lại hiệu quả tối ưu:
- Bạn nên uống đúng cách tránh tình trạng sử dụng vô tội vạ.
- Chú ý đến liều lượng, cách sử dụng, thời gian sử dụng. Collagen có thể giảm dần theo tuổi tác nên liều lượng sử dụng collagen có thể tăng lên theo năm.
Phương pháp khoa học giúp collagen có thể phát huy tác dụng tối ưu khi sử dụng liên tục từ 3 đến 6 tháng, sau đó ngưng sử dụng một tháng và liều sử dụng collagen trong giai đoạn này thường là 1000 đến 1500mg. Tuy nhiên cần chú ý thời gian sử dụng trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để collagen có thời gian hấp thụ vào cơ thể tốt hơn, giúp tham gia vào quá trình tái tạo tế bào, cải thiện sức khỏe.
3. Những trường hợp người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng collagen
- Viêm loét dạ dày nặng không nên sử dụng collagen do vết loét có thể trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt khi điều trị bệnh. Người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng collagen tinh chất. Trong thành phần của collagen có chứa hàm lượng vitamin C cao nên có thể gây ra tình trạng tăng tiết dạ dày. Ngoài ra một số loại collagen có vị tanh khiến cho người uống cảm thấy buồn nôn, đau bụng.
- Những người bị huyết áp thấp thì không nên sử dụng collagen vì khi đó có thể khiến người dùng hạ huyết áp đột ngột.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con bú tuy không phải là trường hợp bệnh lý nhưng cũng được xếp vào nhóm không sử dụng collagen. Mặc dù chưa có bằng chứng nghiêm ngặt nào về mức độ an toàn khi sử dụng collagen ở giai đoạn này nhưng vẫn không nên sử dụng. Nếu muốn sử dụng collagen có thể lựa chọn các loại thực phẩm có hàm lượng chất này cao.
- Người bệnh thận mãn tính không nên sử dụng collagen bởi vì có thể collagen ảnh hưởng xấu đến chức năng của thân, nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ra áp lực bên trong cầu thận, đồng thời làm tăng mức độ lọc cầu thận.
4. Những sai lầm nên tránh khi sử dụng collagen
Khi sử dụng collagen ngoài việc chú ý đến đối tượng sử dụng thì cũng nên lưu ý một vài điểm cần tránh như:
- Bổ sung collagen quá muộn có thể khiến hợp chất này phát huy không đúng như tác dụng ban đầu. Vì vậy, từ 25 tuổi cần bổ sung theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Không nên sử dụng collagen khi làn da bắt đầu bị lão hóa.
- Sai lầm khi nghĩ uống càng nhiều collagen càng tốt. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng collagen ở mức từ 1000mg đến 1500mg.
- Ngừng sử dụng collagen giữa chừng có thể sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi. Vì vậy cần bổ sung thường xuyên và lâu dài để có hiệu quả tối ưu. Quy trình sử dụng có thể liên tục trong 3 tháng và nghỉ từ 1 đến 2 tháng sau đó tiếp tục sử dụng.
- Sử dụng collagen không đúng thời điểm khiến cho quá trình hấp thu bị hạn chế. Thời gian khuyến cáo sử dụng collagen là lúc đói. Thời gian mà cơ thể hấp thụ collagen tốt từ khoảng 10 đến 11 giờ. Không nên sử dụng collagen khi quá đói thì sẽ ngăn không cho collagen bị phân giải bởi acid dạ dày.
Tóm lại, bị cao huyết áp có thể uống collagen mà không lo ngại gì về tình trạng bệnh. Người bệnh chỉ cần lựa chọn loại collagen đạt chuẩn cũng như theo sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Trích nguồn : Bị huyết áp cao có uống được collagen?