Collagen là protein cần thiết cho cơ thể, vì vậy bổ sung collagen đã và đang là nhu cầu của nhiều người, đặc biệt là phụ nữ bước qua tuổi 25. Mặc dù collagen là thực phẩm lành tính, rất ít gây tác dụng phụ, nhưng có những bệnh không nên uống collagen. Cụ thể […]

Collagen là protein cần thiết cho cơ thể, vì vậy bổ sung collagen đã và đang là nhu cầu của nhiều người, đặc biệt là phụ nữ bước qua tuổi 25. Mặc dù collagen là thực phẩm lành tính, rất ít gây tác dụng phụ, nhưng có những bệnh không nên uống collagen. Cụ thể đó là gì, bạn hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây nhé! 

Collagen cần thiết cho cơ thể như thế nào?

Collagen có bản chất là một loại protein, tham gia cấu tạo nhiều hệ cơ quan trong cơ thể như da, tóc, móng, sụn, xương, khớp và mạch máu. Theo thời gian chúng sẽ dần bị mất đi. Trung bình mỗi năm chúng ta mất khoảng 1 – 1,5% tổng lượng collagen trong cơ thể, bắt đầu từ tuổi 25. Đến năm 35 tuổi, nếu lượng collagen bị mất không được bù lại sẽ khiến cơ thể lão hóa nhanh hơn, khớp trở nên kém linh hoạt hơn, tóc và móng dần yếu đi.

Do đó, bổ sung collagen là điều cần thiết để đảm bảo duy trì ổn định sức khỏe của cơ thể. Trong đó, một số tác dụng cụ thể như:

  • Ngăn ngừa lão hóa da và cơ thể: Collagen chiếm phần lớn trong hệ thống xây dựng cấu trúc da, duy trì sự đàn hồi, săn chắc cho da. Bổ sung collagen, giúp bạn chống lại dấu hiệu lão hóa da. Đồng thời, hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ, kinh nguyệt đều hơn, giúp bạn ngăn chặn dấu hiệu của tuổi tác.

Collagen giúp ngăn ngừa lão hóa

Collagen giúp ngăn ngừa lão hóa

  • Tăng cường sức khỏe xương, sụn, khớp: Collagen có khả năng liên kết các cấu trúc tạo nên hệ thống xương khớp, từ đó tăng cường sự chắc chắn cho xương khớp. Ngoài ra, collagen còn hình thành chất bôi tại khớp giúp chúng hoạt động linh hoạt, dẻo dai hơn.
  • Củng cố hệ thống mạch máu: Bên cạnh xây dựng cấu trúc xương khớp, collagen còn tham gia hình thành cấu trúc mạch máu. Nhờ vậy, làm dẻo dai và duy trì hệ mạch khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa bệnh lý tim mạch chẳng hạn như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim.
  • Chăm sóc tóc và móng: Collagen tham gia vào hoạt động của chất sừng – thành phần chính trong tóc và móng. Nhờ đó giúp tóc mượt mà, chắc khỏe, giảm gãy rụng; giúp móng phát triển tốt tránh hiện tượng đứt gãy móng.
  • Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch: Collagen giúp tăng cường Lympho – bạch cầu tác động trực tiếp lên hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó, giúp tế bào chống lại tác nhân gây hại, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.

>>> Có thể bạn quan tâm: Uống collagen bao lâu thì ngưng? Độ tuổi nào nên uống collagen

Những bệnh không nên uống collagen 

Mặc dù, bổ sung collagen mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta. Nhưng vẫn có những bệnh không nên uống collagen mà bạn cần lưu ý để tránh “tiền mất tật mang”. Cụ thể những bệnh lý sẽ được trình bày ngay sau đây:

Người mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Theo thực tế, một số collagen được chiết xuất từ cá. Do vậy, sản phẩm ít nhiều vẫn để lại mùi tanh sau quá trình điều chế. Chính vì mùi tanh khó chịu này, dễ làm bạn có cảm giác buồn nôn, tăng co thắt cơ trơn dạ dày khiến bạn khó chịu.

Không nên uống collagen khi bạn bị viêm loét dạ dày - tá tràng

Không nên uống collagen khi bạn bị viêm loét dạ dày – tá tràng

Ngoài ra, thành phần vitamin C – có bản chất là acid, thường có trong sản phẩm, có thể làm tăng acid dạ dày khiến tình trạng viêm trở nên nặng hơn. Vì vậy nếu bạn đang mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng không nên uống collagen trong quá trình điều trị.

Tuy nhiên, khi dạ dày bạn đã ổn định, việc bổ sung collagen là điều hoàn toàn có thể. Nhưng vì viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh lý dễ tái lại, nên trong quá trình sử dụng collagen bạn nên chú ý. Nếu có dấu hiệu tái bệnh, cần ngưng sử dụng collagen để tránh gây hại cho dạ dày.

Người bệnh thận mạn tính

Thận mạn tính là một trong những bệnh không nên uống collagen. Những đối tượng này, khi sử dụng collagen có thể làm tăng áp lực nội cầu thận và tăng lọc cầu thận. Điều này gây tổn thương cấu trúc cầu thận khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, với những bệnh nhân bị thận mạn hoặc bệnh lý khác liên quan đến thận, cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng collagen.

Khi mắc bệnh thận mạn, không nên dùng collagen

Khi mắc bệnh thận mạn, không nên dùng collagen

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc collagen làm tổn hại chức năng thận bình thường. Vì vậy, nếu không gặp bất kỳ vấn đề nào ở thận, bạn hoàn toàn có thể bổ sung collagen để duy trì sức khỏe.

Người đang dùng thuốc đặc trị các bệnh lý khác

Những tương tác giữa collagen và thuốc có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Collagen có thể làm tăng, giảm hoặc mất đi tác động của thuốc đối với cơ thể khiến bạn thiếu sức sống, mệt mỏi. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng collagen trong quá trình điều trị bệnh. Điều này đặc biệt quan trọng với những bệnh nhân phải dùng thuốc thường xuyên khi mắc bệnh lý mạn tính như ung thư, tiểu đường, huyết áp cao, suy tim, đau thắt ngực,… Nếu muốn bổ sung collagen trong lúc điều trị, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng collagen. Và bạn đừng quên những đợt điều trị ngắn hạn khi mắc các bệnh thông thường khác như cảm cúm, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm đường tiết niệu và những bệnh lý cấp tính khác.

Không nên uống collagen khi đang dùng thuốc đặc trị

Không nên uống collagen khi đang dùng thuốc đặc trị 

Bên cạnh những bệnh không nên uống collagen đã nêu ở trên, phụ nữ đang sử dụng thuốc tránh thai cũng không nên dùng collagen. Vì khi dùng chung thuốc tránh thai và collagen có thể khiến bạn gặp hiện tượng mang thai giả khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, mất kinh. Trong trường hợp cơ thể bạn đã đáp ứng tốt với thuốc tránh thai, bạn có thể uống collagen và thuốc tránh thai vào 2 buổi khác nhau. Nhưng nếu cơ thể có bất kỳ thay đổi thất thường nào, bạn cần ngưng sử dụng đồng thời chúng và tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách xử lý kịp thời nhé!

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú

Thai kỳ là giai đoạn cơ thể người phụ nữ trở nên rất nhạy cảm. Chỉ một tác động rất nhỏ có thể làm các mẹ cảm thấy mệt mỏi và nặng nề hơn rất nhiều. Chưa có nghiên cứu cụ thể nào về ảnh hưởng của collagen đến với mẹ và thai nhi trong giai đoạn này. Do đó, để đảm bảo an toàn bạn cần được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn trước khi sử dụng collagen.

Phụ nữ mang thai không được tự ý uống collagen

Phụ nữ mang thai không được tự ý uống collagen

Ngoài ra, “Đang cho con bú, có uống collagen được không?” là băn khoăn của nhiều bà mẹ. Các chuyên gia cho biết, sử dụng collagen cho mẹ vào giai đoạn này khá an toàn và không ảnh hưởng đến nguồn sữa. Tuy nhiên, trước khi sử dụng các mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có được liệu trình, cách sử dụng và những lưu ý khác để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh. Bên cạnh đó, các mẹ đừng bỏ qua collagen có trong nguồn thực phẩm như các loại cá, thịt, đậu, trái cây giàu vitamin C như ổi, cam, bưởi, chanh,…

>>> Có thể bạn quan tâm: Top 10 loại trái cây giúp tăng sinh collagen tự nhiên

Những lưu ý trong quá trình sử dụng collagen

  • Bổ sung collagen đúng thời điểm để phát huy được hiệu quả tối đa. Tốt nhất, bạn nên uống collagen vào buổi tối, trước khi đi ngủ. Đây là thời điểm lý tưởng để dưỡng chất hấp thu giúp hồi phục cơ thể sau một ngày dài làm việc.
  • Bổ sung lượng collagen hợp lý, dùng càng nhiều càng tốt là quan niệm sai lầm. Bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết “ Hướng dẫn uống collagen đúng cách ” để dùng collagen đúng cách và hiệu quả hơn
  • Bạn nên bắt đầu sử dụng collagen khi 25 tuổi. Bắt đầu quá muộn sẽ không mang lại hiệu quả cao.
  • Cần sử dụng collagen thường xuyên, không nên ngừng uống giữa chừng. Điều này làm giảm tác dụng của collagen.

Trích nguồn : Những bệnh không nên uống collagen